Cách tra cứu giấy phép lái xe (GPLX) chuẩn xác 100% và đơn giản nhất

Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn bạn cách tra cứu giấy phép lái xe, bằng lái xe theo tên và chứng minh nhân dân thông qua website của Bộ giao thông vận tải và thông qua tin nhắn.

Tra cứu GPLX online thông qua website của Bộ giao thông vận tải

(Lưu ý việc tra cứu GPLX trên website của bộ Giao thông vận tải có thể bị nghẽn do quá nhiều lượt tra cứu nên có thể không nhận được thông tin, bạn đừng vội và lo ngại đó là GPLX giả, hãy chờ 1 khoảng thời gian sau vào tra cứu lại để có thông tin chính xác hoặc bạn có thể tra cứu GPLX thông qua cổng dịch vụ công theo bài hướng dẫn tại đây)

Bước 1: Truy cập vào website của bộ Giao thông vận tải theo địa chỉ sau: https://gplx.gov.vn/

Bước 2: Sau khi đã truy cập được vào website thì bạn xem cột bên phải và điền đầy đủ tất cả thông tin bao gồm: Số GPLX, ngày tháng năm sinh và mã bảo vệ.

Cách tra cứu giấy phép lái xe (GPLX) chuẩn xác 100% và đơn giản nhất

Tại đây bạn sẽ có 3 tùy chọn tại ô đầu tiên là GPLX PET (có thời hạn), GPLX PET (không thời hạn), GPLX cũ (làm bằng giấy bìa) tùy thuộc vào loại giấy phép lái xe hiện tại của bạn mà bạn chọn cho phù hợp.

(Tham khảo thêm: Giấy phép lái xe thẻ PET là gì? | Ý nghĩa của các thông tin trên GPLX thẻ PET ra sao?)

Ở bước này quan trọng nhất là số giấy phép lái xe, nếu như bạn không điền hoặc điền không chính xác thì không thể tra cứu được. Nếu như bạn đang sử dụng giấy phép lái xe củ (dạng làm bằng bìa giấy) thì bạn chỉ cần điền các số mà không cần điền phần chữ, còn đối với giấy phép lái xe mới bạn điền đầy đủ tất cả các số seri.

Bước 3: Sau khi đã điền đầy đủ hết tất cả các thông tin cần thiết thì bạn nhấn vào nút tra cứu bạn sẽ nhận được một số thông tin như sau:

  • Họ tên: đó là tên của chủ phương tiện cơ giới
  • Số seri: tức là số giấy phép lái xe cũng là seri ở dưới
  • Hạng: hạng thi lái xe của bạn
  • Ngày trung tuyển: ngày thông báo trúng tuyển giấy phép lái xe hoặc ngày cấp chính thức do sở Giao thông vận tải địa phương cấp
  • Ngày cấp: ngày mà bạn được cấp giấy phép lái xe
  • Ngày hết hạn: thông thường thời hạn sử dụng của giấy phép lái xe sẽ là khoảng từ 10 đến 15 năm hoặc nó có thẻ là thẻ không thời hạn thường được áp dụng cho các bằng lái xe A1, A2, A3
  • Nơi cấp:  là tỉnh hoặc huyện đã cấp giấy phép lái xe cho bạn.

Như vậy có thể thấy được chỉ cần điền đúng theo những yêu cầu trên website của bộ Giao thông vận tải là bạn có thể tra cứu một cách dễ dàng và đầy đủ nhất các thông tin cần thiết về giấy phép lái xe. Nếu như bạn đã điền đúng và đầy đủ thông tin dựa trên giấy phép lái xe nhưng vẫn không tra cứu được thông tin trên website thì có khả năng giấy phép lái xe đó là giả vì thế nên cơ sở dữ liệu của Bộ Giao thông vận tải mới không truy xuất được thông tin mà bạn đang tìm kiếm.

Tra cứu bằng lái xe, GPLX bằng tin nhắn

Kể từ ngày 1/7/2012 thì bộ Giao thông vận tải đã cung cấp thêm hai đầu số để giúp người dân có thể dễ dàng tra cứu thông tin giấy phép lái xe khi cần thiết, chỉ cần thực hiện đúng cú pháp sau:

TC [dấu cách] [Số GPLX]  gửi đến số 0936.083.578 hoặc 0936.081.778

Phí cho mỗi tin nhắn sẽ dao động từ 500 cho đến 2.000 đồng.

Sau khi nhận được tin nhắn yêu cầu từ bạn thì hệ thống sẽ tìm kiếm các thông tin liên quan và sau đó phản hồi lại bạn. Nội dung tin nhắn phản hổi sẽ bao gồm các thông tin sau:

  • Số seri giấy phép lái xe,
  • Hạng giấy phép lái xe,
  • Ngày hết hạn
  • Trạng thái vi phạm (nếu có).

Cách này sẽ đơn giản hơn tuy nhiên nó chỉ được áp dụng cho các giấy phép lái xe loại thẻ PET mới chứ không áp dụng cho các loại giấy phép lái xe củ. Loại in bằng giấy bìa và được ép nhựa chỉ có thể tra cứu thông qua cách thứ 1 mà không thể sử dụng cách này.

Giờ đây thì ai cũng có thể kiểm tra được chiếc giấy phép lái xe trên tay của mình là thật giả ra sao, thông tin có chuẩn xác chưa hay như thế nào rồi nhé.