Theo thông tin cập nhật, cao tốc Dầu Giây – Phan Thiết sẽ vừa kịp mở vào dịp lễ 30/4 – 1/5 này. Sự xuất hiện của cao tốc sẽ giúp mọi người tiết kiệm được rất nhiều thời gian di chuyển. Ước tính di chuyển từ TP Hồ Chí Minh đi Phan Thiết rất nhanh, chỉ nằm vào khoảng 2 tiếng đồng hồ. Và dự án cao tốc Dầu Giây – Phan Thiết đi qua tỉnh Bình Thuận và tỉnh Đồng Nai đang có tổng chiều dài là 99km.
Hướng dẫn cách đi vào đường cao tốc Dầu Giây – Phan Thiết
Bắt đầu tại nút giao An Phú ( Thủ Đức) tiến vào cao tốc TP.HCM – Long Thành – Dầu Giây. Sau khi chạy qua khỏi nút giao với QL51 và cả trạm dừng chân trên tuyến đường này, bạn sẽ gặp một nút giao rất lớn tại Km43. Đây chính là nút giao để bắt đầu cao tốc Dầu Giây – Phan Thiết.
Khi thấy biển hiệu ( có ảnh minh họa), tài xế cần chạy chậm và bẻ lái rẽ vào đường nhánh bên phải để gia nhập cao tốc Dầu Giây – Phan Thiết. Trên đường đi sẽ xuất hiện nhiều nút giao, nhưng nếu điểm đến của bạn là Phan Thiết thì bạn chỉ cần đi thẳng hết 99km đến cuối tuyến.
Ở cuối tuyến, bạn sẽ gặp nút giao với một tuyến đường huyện. Đây là tuyến đường nhỏ để dẫn các tài xế về xã Hàm Thạnh, thuộc huyện Hàm Thuận Nam. Vì là tuyến đường nhỏ nên các bác tài cần chú ý biển báo để rẽ đúng đường. Từ đây cần đi thêm 2,6km nữa để ra được QL1.
Từ điểm giao của đường huyện vừa đi qua với QL1, nếu các bác tài rẽ trái chạy thêm 14km nữa thì sẽ đến được trung tâm TP Phan Thiết. Còn một cách khác là chạy thẳng QL1, đến KM1710 thì rẽ phải theo ĐT719B, đi theo cách này thì sẽ đến khu đô thị biển NovaWorld Phan Thiết, biển Tiến Thành, Kê Gà, . . .
Dọc tuyến cao tốc Dầu Giây – Phan Thiết có nhiều nút giao khá lớn với các tuyến quốc lộ, tỉnh lộ.
Mức giá vé cao tốc Dầu Giây – Phan Thiết
Ở thời điểm hiện tại, khi di chuyển trên cao tốc Phan Thiết – Dầu Giây sẽ không bị thu phí sử dụng, thời điểm thu phí sẽ áp dụng khi đoạn cao tốc Phan Thiết – Dầu Giây hoàn thành, đưa vào khai thác hoặc theo văn bản của các cơ quan có thẩm quyền, mức phí sẽ dựa theo công bố của Tổng công ty Đầu tư Phát triển Đường cao tốc Việt Nam.
Một số lưu ý khi di chuyển trên cao tốc Phan Thiết – Dầu Giây
Phải có thẻ thu phí tự động ETC
Hiện tại tuyến cao tốc Dầu Giây – Phan Thiết vẫn chưa được thi công trạm thu phí, có nghĩa với việc người dân không phải đóng phí khi di chuyển trên tuyến đường này.
Tuy nhiên, điểm đầu của tuyến cao tốc này được kết nối với tuyến cao tốc TP.HCM – Long Thành – Dầu Giây. Nếu muốn đi vào tuyến Dầu Giây – Phan Thiết thì bắt buộc phải vào cao tốc TP.HCM – Long Thành – Dầu Giây để ra QL1A hoặc hướng về TP Hồ Chí Minh.
Các bác tài nên kiểm tra, nạp tiền sẵn vào tài khoản thu phí tự động để có thể di chuyển nhanh hơn. Tránh các tình trạng nghẽn mạng, kẹt xe khi dừng tại trạm thu phí tự động.
Tốc độ tối đa 120 km/h – Tốc độ tối thiểu 60 km/h
Trên tuyến cao tốc Dầu Giây – Phan Thiết có tổng cộng 6 làn xe (2 làn dừng khẩn cấp). Đối với những phương tiện không chạy ở tốc độ tối đa 120 km/h thì ưu tiên chạy ở làn đường phía bên phải.
Các trạm dừng chân và trạm xăng vẫn chưa được bổ sung trên tuyến cao tốc này. Tài xế nên kiểm tra xe của mình trước khi tiến vào lộ trình, để tránh gặp phải sự cố không muốn.
Trên tuyến đường chỉ có 3 lối ra
Tuyến cao tốc Dầu Giây – Phan Thiết được dự trù có tới 7 nút giao, sẽ tương đương với 7 lối ra. Nhưng trước mắt chỉ khánh thành và đưa vào sử dụng 3 nút, bao gồm: Điểm đầu ( giao với cao tốc TP.HCM – Long Thành – Dầu Giây), điểm cuối ( Nút giao Ba Bàu, điểm nối cuối cao tốc với QL1 thuộc tỉnh Bình Thuận) và nút giao còn lại là giao với QL1 ( thuộc xã Xuân Tâm, huyện Xuân Lộc, Đồng Nai).
Chỉ với 3 lối ra, khả năng tuyến cao tốc Dầu Giây – Phan Thiết sẽ xảy ra tình trạng quá tải, kẹt xe vào dịp lễ tại 2 nút giao đầu – cuối. Các bác tài nên linh hoạt hơn khi chọn tuyến đường di chuyển nếu cảm thấy cao tốc bị quá tải.
Và trên đây là hướng dẫn di chuyển trên tuyến cao tốc mới Dầu Giây – Phan Thiết đến từ Oto360, chúc các bạn sẽ dễ dàng di chuyển hơn, cũng như những chuyến đi vui vẻ.