Hãy cùng xem bài viết ở dưới, Oto360 sẽ phân tích và chia sẻ rõ hơn về cách tính thuế, phí trong giá xe ô tô ở Việt Nam cho mọi người cùng biết nhé.
Thuế nhập khẩu xe ô tô
Khi bạn mua 1 chiếc xe nhập khẩu thì không thể nào thiếu thuế nhập khẩu được. Vậy trong thuế này được chia thành 2 loại:
Trong ASEAN |
Ngoài ASEAN |
---|---|
Nhập từ nước Thái Lan, Indonesia :
(nội địa hóa 40% là sản xuất được 40% linh kiện trong xe ở trong nước) |
Trên thế giới sẽ áp dụng: thuế 70% |
Thuế tiêu thụ đặc biệt (TTĐB) dành cho xe ô tô
Khi bạn mua xe trong nước hay xe nhập khẩu đều phải chịu loại thuế TTĐB. Ở thuế này,% thuế suất được tính theo dung tích xi lanh của động cơ nên dung tích xi lanh càng nhỏ thì sẽ chịu thuế càng ít.
Theo Luật thuế tiêu thụ đặc biệt – Luật số 70/2014/QH13, Luật 106/2016/QH13 và Nghị định 108/2015/NĐ-CP của Chính phủ, Thuế suất thuế tiêu thụ đặc biệt đối với:
Loại xe ô tô
|
Thuế suất (%)
|
---|---|
A) Xe ô tô chở người từ 9 chỗ trở xuống, trừ loại quy định tại các Điểm 4đ, 4e và 4g của Biểu thuế quy định tại Điều này. |
|
Loại có dung tích xi lanh từ 1.500 cm3 trở xuống |
35 |
Loại có dung tích xi lanh trên 1.500 cm3 đến 2.000 cm3 |
40 |
Loại có dung tích xi lanh trên 2.000 cm3 đến 2.500 cm3 |
50 |
Loại có dung tích xi lanh trên 2.500 cm3 đến 3.000 cm3 |
60 |
Loại có dung tích xi lanh trên 3.000 cm3 đến 4.000 cm3 |
90 |
Loại có dung tích xi lanh trên 4.000 cm3 đến 5.000 cm3 |
110 |
Loại có dung tích xi lanh trên 5.000 cm3 đến 6.000 cm3 |
130 |
Loại có dung tích xi lanh trên 6.000 cm3 |
150 |
B. Xe ô tô chở người từ 10 đến dưới 16 chỗ, trừ loại quy định tại các Điểm 4đ, 4e và 4g của Biểu thuế quy định tại Điều này |
15 |
C. Xe ô tô chở người từ 16 đến dưới 24 chỗ, trừ loại quy định tại các Điểm 4đ, 4e và 4g của Biểu thuế quy định tại Điều này |
10 |
D. Xe ô tô vừa chở người, vừa chở hàng, trừ loại quy định tại các Điểm 4đ, 4e và 4g của Biểu thuế quy định tại Điều này |
|
Loại có dung tích xi lanh từ 2.500 cm3 trở xuống |
15 |
Loại có dung tích xi lanh trên 2.500 cm3 đến 3.000 cm3 |
20 |
Loại có dung tích xi lanh trên 3.000 cm3 |
25 |
Đ. Xe ô tô chạy bằng xăng kết hợp năng lượng điện, năng lượng sinh học, trong đó tỷ trọng xăng sử dụng không quá 70% số năng lượng sử dụng |
Bằng 70% mức thuế suất áp dụng cho xe cùng loại quy định tại các Điểm 4a, 4b, 4c và 4d của Biểu thuế quy định tại Điều này |
E. Xe ô tô chạy bằng năng lượng sinh học |
Bằng 50% mức thuế suất áp dụng cho xe cùng loại quy định tại các Điểm 4a, 4b, 4c và 4d của Biểu thuế quy định tại Điều này |
G. Xe ô tô chạy bằng điện |
|
Loại chở người từ 9 chỗ trở xuống |
15 |
Loại chở người từ 10 đến dưới 16 chỗ |
10 |
Loại chở người từ 16 đến dưới 24 chỗ |
5 |
Loại thiết kế vừa chở người, vừa chở hàng |
10 |
Chi phí và thuế của doanh nghiệp
Xong các thủ tục ở Hải quan, DN mang ô tô về showroom để bán với giá sau khi trả thuế sao? Vậy thì lấy đâu ra lãi khi bán xe nữa. DN ta còn phải trả chi phí tiền vận chuyển, sửa chữa, bảo trì, nhân công…
Ví dụ tổng cộng lại chi phí là 50 triệu đồng, DN muốn lãi 50 triệu đồng sau thuế và mức thuế TNDN phải đóng là 20%, thì trên giá xe nhập về đến DN sẽ phải cộng thêm 112.5 triệu đồng nữa.
Thuế Giá trị gia tăng ( GTGT)
Bất kỳ hàng hóa nào cũng phải chịu áp thuế GTGT với thuế suất 10% và ô tô cũng không ngoại lệ.
Công thức cụ thể như sau: Thuế GTGT = (Giá tính thuế nhập khẩu + Thuế nhập khẩu + thuế TTĐB + chi phí DN) x 10%, đơn giản dễ hiểu hơn là thuế GTGT = 10% * giá xe mà DN muốn bán ra
Phí trước bạ
Muốn xe lăn bánh thì cần đóng phí trước bạ, phí này được tính theo công thức:
Lệ phí trước bạ của xe mới = [Giá trị của xe theo khung của bộ tài chính] x [% phí trước bạ]
Khu vực
|
% giá xe tính thuế
|
---|---|
TP Hồ Chí Minh |
10% |
Hà Nội |
12% |
Quảng Ninh, Hải Phòng, Lào Cai, Cao Bằng, Lạng Sơn, Sơn La |
12% |
Hà Tĩnh |
11% |
Các tỉnh/thành khác |
10% |
Phí cấp biển số
Xe nào cũng bắt buộc gắn biển số, dưới đây là phí cấp biển số ô tô tùy theo xe và khu vực
Loại phương tiện |
KV1 (Hà Nội, TP.HCM) |
KV2 (Thành phố, thị xã) |
KV3 (khu vực còn lại) |
---|---|---|---|
Ô tô chở người dưới 9 chỗ |
20,000.000 VNĐ |
1,000,000 VNĐ |
200,000 VNĐ |
Các loại ô tô khác |
500,000 VNĐ |
150,000 VNĐ |
150,000 VNĐ |
Sơ mi rơ móc, rơ móc rời |
200,000 VNĐ |
100,000 VNĐ |
100,000 VNĐ |
Các loại phí khác
Ngoài ra còn các loại phí khác cần đóng:
- Phí đăng kiểm
- Phí cấp giấy chứng nhận đảm bảo an toàn kỹ thuật
- Phí sử dụng đường bộ
- Phí bảo hiểm trách nhiệm dân sự
- Phí bảo hiểm vật chất (không bắt buộc)
- …
Để cho mọi người hiểu rõ hơn thì Oto360 sẽ đưa ra một ví dụ cụ thể như sau:
Lấy chiếc xe Mercedes-Benz C300 được nhập từ Mỹ có giá $41.400 khoảng 950 triệu đồng => Giá gốc: 950 triệu đồng
- Thuế nhập khẩu: 950 * 70% = 665 triệu đồng => giá xe = 950 + 665 = 1,615 triệu đồng
- Thuế TTĐB: C300 có xi lanh 2000 cm³ nên sẽ chịu thuế suất là 40% => thuế TTĐB: 1,615*40% = 646 triệu => Giá xe = 1,615 + 646 = 2,261 triệu đồng
- Chi phí DN: nếu tốn chi phí hết 50 triệu và muốn lãi 50 triệu => giá: 2,261 triệu đồng + 112.5 triệu chi phí DN => Giá xe = 2,261 + 112.5 = 2,373.5 triệu
- Thuế GTGT: 2,373.5 * 10% = 237.35 triệu => Giá xe = 2,373.5 + 237.35 = 2,610.85 triệu
- Phí trước bạ: ví dụ là mua khu vực TP.HCM thì thuế suất là 10% => Phí = 2,610.85 *10%= 261.085 triệu => Giá xe = 2,610.85 + 261.085 = 2,871.935 triệu
- Phí cấp biển số: Do C300 là xe 5 chỗ ngồi và ở khu vực TP.HCM thì sẽ chịu phí là 20 triệu đồng => Giá xe = 2,871.935 + 20 = 2,891.935 triệu
- Các loại phí khác: Cứ coi như tổng các loại chi phí khác là 45 triệu thì => giá lăn bánh sẽ = 2,891.935 + 45 = 2,936.935 xấp xỉ 2,937 triệu đồng
Như vậy qua 7 loại phí trên thì chúng ta sẽ mua được chiếc xe Mercedes-Benz C300 Mỹ với giá là 2,937 triệu đồng tương đương gần 3 tỷ. Nếu so với giá gốc là 950 triệu thì xe mua ở Việt Nam sẽ cao gấp 3 lần so với mua bên Mỹ.
Vì vậy nếu bạn muốn mua một chiếc xe rẻ thì :
- Nên mua xe nhập từ ASEAN (Thái Lan, Indonesia)
- Nên mua xe có dung tích xi lanh nhỏ ( dùng để làm phương tiện đi thôi )
Mong rằng bài viết trên có thể giúp mọi người hiểu hơn về cách tính thuế ô tô và có thể mua được chiếc xe vừa tốt vừa hợp túi tiền của mình.