Phanh tay điện tử và Auto Hold là gì? Cách sử dụng đúng và an toàn

Hiện nay, phanh tay điện tử không còn quá xa lạ với đại đa số người sử dụng ô tô ở nhiều dòng từ phổ thông đến cao cấp. Kèm với đó, tính năng Auto hold cũng đang dần được ứng dụng rộng rãi trên xe ô tô. Dù vậy, chắc hẳn nhiều tài xế vẫn bối rối, chưa có nhiều hiểu biết rõ ràng để có thể sử dụng thành thạo hệ thống và chức năng này.

Vậy, phanh điện tử và tính năng Auto hold là gì và có thực sự hữu ích? Chúng ta hãy cùng tìm câu trả lời thông qua bài viết sau.

Thế nào là phanh tay điện tử? 

Phanh tay điện tử (Electronic Parking Brake) viết tắt là EPB, hay còn được biết đến là phanh đỗ xe điện tử. 

Thế nào là phanh tay điện tử? 

Về chức năng, loại phanh này cũng tương tự như phanh tay thông thường, nhưng khác ở chỗ là nó được điều khiển hoàn toàn tự động chứ không sử dụng cơ khí. 

Phanh tay điện tử có ký hiệu chữ P bên trong vòng tròn, được bố trí gần cần số hay ở bảng điều khiển taplo của xe ô tô. 

Thông thường, những người mới lái xe, chưa nhiều kinh nghiệm hay vướng lỗi quên kéo hoặc hạ phanh tay khi dừng, đỗ xe. Vì thế, phanh tay điện tử ra đời nhằm ngăn ngừa những rủi ro có thể gây nguy hiểm cho tính mạng cũng như tài sản của người điều khiển phương tiện, tránh rơi vào những tình huống như vậy.

Phanh tay điện tử hoạt động ra sao?

Khi dừng hay đỗ xe, thay vì phải kéo phanh tay như bình thường thì người lái chỉ cần nhấn hoặc kéo nút thông qua cái lẫy ký hiệu chữ P. 

Phanh tay điện tử hoạt động ra sao?

Khi phanh tay điện tử được kích hoạt, đèn trên nút và đèn báo chữ P trên mặt taplo sẽ sáng. Ngay lúc này, hệ thống phanh tay điện tử sẽ sử dụng motor điện để tự động hãm phanh. Đây xem như một giải pháp hữu hiệu nhằm hạn chế hậu quả từ việc tài xế quên kéo phanh tay. 

Trong trường hợp người lái quên nhả phanh mà vẫn đạp ga, hệ thống sẽ tự động kích hoạt chức năng Unlock nhằm tránh tình trạng bó phanh hay cháy phanh, bảo vệ hệ thống truyền động.

Hay trong trường hợp muốn hãm phanh, người điều khiển chỉ cần đạp phanh chân, kéo lẫy điều khiển phanh tay, hệ thống sẽ tự động thực hiện nó.

Thông thường, sẽ có tiếng động hay xe rung nhẹ khi dùng phanh tay điện tử. Nhưng chủ xe nên kiểm tra nếu phát hiện hệ thống này phát ra tiếng động lớn và độ rung quá mạnh.

Ngoài ra, theo nguyên lý hoạt động, thường hệ thống phanh tay điện tử còn tích hợp tính năng giữ phanh tự động Auto Hold.

Tính năng Auto Hold là gì?

Hiểu một cách đơn giản, Auto hold là tính năng an toàn, giữ phanh tự động khi dừng xe mà không đòi hỏi người lái phải đạp hay kéo phanh tay. 

Auto hold được đặt ngay bên dưới hệ thống phanh tay điện tử nên việc sử dụng tương đối tiện lợi. 

Hiện nay, tính năng này hiện được trang bị trên nhiều mẫu xe tại Việt Nam, có thể kể đến gồm: Hyundai Santa Fe, Hyundai Tucson, Mitsubishi Outlander, Mazda CX-5,…

Tính năng Auto Hold là gì?

Cơ chế hoạt động của Auto Hold

Khi kích hoạt Auto Hold, một lực giữ phanh sẽ giữ xe lại, không cho xe di chuyển. Nhờ đó, người tài xế có thể buông chân ga thư giãn lúc kẹt xe hay chờ đèn đỏ,…Auto hold sẽ giúp xe không bị trôi ngay cả khi xe đang ở số D.

Trường hợp muốn tiếp tục đi, người tài xế chỉ cần đạp chân ga, Auto Hold sẽ tự động nhả phanh và lập tức xe có thể vận hành bình thường. 

Quá trình hoạt động này cứ thế lặp lại trong suốt hành trình, trừ khi người lái tắt nó.

Lưu ý khi sử dụng hệ thống phanh tay điện tử và tính năng Auto Hold

Tuy hệ thống hoạt động theo cơ chế tự động, người điều khiển xe ô tô vẫn nên chú ý không nên di chuyển khi đèn cảnh báo vẫn đang sáng. Đồng thời, tài xế cũng nên lưu ý không nên ỷ y lặp lại lỗi quá nhiều lần, điều này sẽ gây nên hư hỏng cho hệ thống phanh và hệ thống truyền động.

Lưu ý khi sử dụng hệ thống phanh tay điện tử và tính năng Auto hold

Hệ thống phanh tay điện tử cùng tính năng Auto Hold không chỉ hiện đại, mang tính thẩm mỹ cao mà còn hữu dụng trong việc hạn chế nguy cơ xảy ra va chạm. 

Nhìn chung, đây là những công nghệ an toàn nhưng cũng chỉ đóng vai trò hỗ trợ. Vì thế, không nên phụ thuộc hoàn toàn vào nó, người lái xe vẫn nên tự làm chủ tay lái để kịp thời xử lý những tình huống bất ngờ xảy ra. 

Hy vọng bài viết trên sẽ mang đến những hiểu biết đúng đắn, có ích cho người tài xế về những hệ thống an toàn này.

Ngoài ra, để đảm bảo an toàn tối ưu nhất cho người và xe, chủ xe cũng có thể tham khảo thêm một số hệ thống hỗ trợ phanh hữu ích khác như ABS, TSC, EBD, ESC, BA,…